Cũng miền Bắc và Trung, miền Nam cũng có những món ăn truyền thống đặc biệt không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết. Canh khổ qua dồn thịt, bánh tét, thịt kho tàu, cháo gà và gỏi gà xé phay, dưa món, bánh mứt là những món ăn truyền thống trên mâm cổ Tết miền Nam góp phần khởi đầu một năm mới tốt đẹp.
Xuất phát từ những mong ước hạnh phúc, đầy đủ. sum vầy, người dân miền Nam đã gửi gắm nó vào trong mâm cổ Tết của mình. Những món ăn mang một ý nghĩa riêng khác nhau tạo nên một mâm cỗ đầy ý nghĩa. Cùng tìm hiểu những món ăn truyền thống làm nên tinh hoa ẩm thực Tết Miền Nam và ý nghĩa trong từng món ăn nhé!
1. Mâm ngũ quả - "cầu vừa đủ xài"
Mâm cổ Tết Miền Nam có một số kiêng cử nhất định, không chọn những loại trái có vị cay nồng, hàm ý nhiều cay đắng. Có nhiều nhà còn kiêng cúng chuối hàm ý "chúi nhủi", cam và quýt hàm ý "quýt làm cam chịu",...
Thay vào đó, năm loại quả thường thấy ở mâm ngũ quả miền Nam là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Tên những món ăn này có thể phát âm là cầu - vừa - đủ - xài - sung nhằm cầu năm mới sung túc và đủ đầy hơn.
2. Bánh tét - linh hồn Tết miền Nam
Miền Bắc có bánh chưng, miền Nam có bánh tét. Từ bao đời nay, bánh tét trở thành linh hồn của Tết Việt nơi miền Nam, nhất là ở các tỉnh miền Tây. Năm mới Tết đến, cả nhà thương quay quần bên nhau để gói và nấu bánh Tét mừng giao thừa.
Bánh tét thường được làm từ đậu xanh, thịt heo, nếp thơm, nước cốt dừa, chuối và cũng có thể là các loại đậu đen, đậu đỏ, gói trong lá chuối tươi, buộc lạt. Những năm gần đây, bánh tét chữ dần trở nên phổ biến, càng đòi hỏi hơn sự khéo léo của người gói.
3. Canh khổ qua - cái khổ qua đi
Theo quan niệm dân gian, món canh khổ qua ngày Tết thể hiện mong muốn cho điều cơ cực của năm cũ qua đi và cầu cho sự may mắn tốt đẹp hơn sẽ đến vào trong năm mới.
Ngoài ra, canh khổ qua còn làm cho bữa ăn nhiều thịt mỡ ngày Tết trở nên nhẹ nhàng mà thanh mát hơn nhờ đặc tính giải nhiệt, thải độc của mình. Nhiều nhà có cách dồn nhân khổ qua khác nhau, có thể là nhân thịt bằm hoặc cho thêm cá xay, mộc nhĩ hoặc cà rốt.
4. Thịt kho tàu - món ăn đoàn viên
Thịt ba heo ba chỉ, thịt đùi hoặc thịt vai được cát thành khối vuông, kho cùng trứng vịt tròn mang ý nghĩa âm dương hòa hợp, ấm áp, đầy đủ và đoàn viên. Từ lâu đời, món thịt kho tàu đã trở thành hình ảnh độc quyền trong ngày Tết Việt Nam.
Theo kinh nghiệm của ông bà xưa, thịt heo được mua thật tươi từ sáng sớm, tẩm ướt gia vị rồi đem ra phơi nắng cho bề mặt thịt se lại, vị thấm sâu vào thịt, đến trưa thì bắt đầu nấu. Ăn thịt và trứng nâu vàng, thêm nước kho sóng sánh ăn kèm cùng dưa chua hoặc dưa giá chua chua, bạn sẽ cả nhận hương Tết về đến nhà đấy!
5. Cháo gà và gỏi gà xé phay - nóng hổi ấm áp ngày Tết
Gà luộc là món không thể thiếu đối với những mâm cỗ cúng kiếng, tỏ lòng thành kính. Người ta thường nấu một nồi cháo lấy nước ngọt từ xương gà, tận dụng thịt gà luộc xé để trộn gỏi chua ngọt cùng các loại bắp cải hoặc ngó sen và rau thơm.
Sau khi cúng kiếng, món ăn sẽ được mọi người thưởng thức hoặc để các anh các chu nhâm nhi trò chuyện cùng một ít rượu.
6. Các loại dưa món ăn kèm chống ngán
Có rất nhiều loại dưa món dùng ăn kèm chống ngán như dưa hành, cà rốt, dưa bao tử ngâm chua, rau muống chua... thường được ăn kèm với thịt kho, chả lụa, bánh tét, thậm chí còn dùng trộn gỏi.
7. Các loại mứt ngọt tráng miệng
Một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam chính là các loại mứt tự nhiên làm từ các loại trái cây đặc trưng của vùng như dừa, thơm, xoài, tắc, khế, cóc....
Trong đó nổi tiếng nhất là mứt dừa với nhiều màu sắc sắc và hương vị khác nhau như chanh dây, đậu biếc, lá dứa, sữa vani, củ dền, trà xanh... Kết thúc mâm cơm bằng một đĩa mứt và nhâm nhi tách trà hàn thuyên nói chuyện, Tết thật thú vị biết bao.
Nguồn: Cooky.vn
0 nhận xét:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.