5 loại mứt truyền thống dễ làm tại nhà đãi khách trong dịp Tết

Những năm gần đây, chị em chuyền tay nhau cách làm mứt Tết tại nhà để tạo nên một cái tết ý nghĩa hơn. Nếu bạn chưa biết cách làm mứt. Đừng lo lắng, học ngay cách làm 5 loại mứt truyền thống tại nhà như mứt dừa, mứt tắc, mứt gừng, mứt mãng cầu, mứt hạt sen đơn giản dành cho người bận rộn nhé!
Nhiều người thường nghĩ, làm mứt Tết cần rất nhiều thời gian. Càng gần Tết, công việc càng bận rộn, thết nên đa phần mọi người đều ngại làm mứt. Thật ra, nếu biết cách, việclàm mứt Tết sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Giờ thì bắt đầu nghiên cứu nhé!

1. Cách làm mứt dừa

Mứt dừa là loại mứt Tết vô cùng phổ biến, có xuất xứ từ cách tỉnh miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang, Long An,... Cứ mổi xuân về, nhà nhà lại nao nức chụm củi, thổi lửa, sên mứt dừa. Khởi nguồn, mứt dừa có hình sợi dài với vị nguyên bản và vị lá dứa. Ngày nay, người ta sáng tạo ra nhiều loại mứt dừa như dâu, chanh dây, cà phê, đậu biếc, vani,... với nhiều hình dạng khác nhau như mứt dừa viên, mứt dừa miếng, mứt dừa hình hoa,...

Tham khảo bộ sưu tập cách làm các loại mứt dừa nhiều hơn vị và màu sắc.
Mứt dừa là một thứ quà Tết vô cùng quý giá với miền Bắc. Có thể nói mứt dừa là loại mứt phổ biến nhất trong mâm mứt Tết Việt Nam.

Cách làm mứt dừa về cơ bản thường đi theo quy trình:

  • Bước 1: Cắt (bào) cơm dừa nạo thành hình dáng mong muốn. Ngâm dừa trong nước pha chanh để làm trắng cơm dừa.
  • Bước 2: Ngâm dừa trong nước cốt hương liệu như (trà xanh, chanh dây, cà phê, đậu biếc...) 
  • Bước 3: Ngâm tiếp dừa với đường đến khi tan hẳn.
  • Bước 4: Sên dừa trên lửa nhỏ đến khi ráo nước và dường kết tinh tình một lớp trắng áo đều là hoàn tất.

Xem thêm cách làm mứt dừa đậu biếc với màu xanh mới lạ.

2. Các làm mứt tắc tại nhà

Mứt tắc rất thích hợp với người trung niên, người thích vị thơm và the mát của vỏ tắc.
Cắn một miếng mứt tắc dai giòn, nhấp một tách trà, bạn có thể cảm nhận được mùi thơm mát lưu lại rất lâu nơi khoang mũi. Đây là loại mứt thích hợp để cha mẹ nhâm nhi ngày Tết đấy.

Cách làm mứt tắc tại nhà:

  • Bước 1: Khi mua tắc, nên chọn những trái tắc chín vàng sẽ có màu đẹp mắt hơn. Rửa sạch và dùng dao khứa đều xung quanh vỏ tắc, bóp nhẹ ra bông hoa 5 cánh rồi ép nhẹ cho ra bớt nước, loại bỏ hết hạt. Sau đó thêm muối và nước vào trộn đều ngâm tắc qua đêm để tắc bớt vị đắng.
  • Bước 2: Sau khi ngâm qua đêm, rửa tắc lần nữa. Đun sôi 1 lít nước với phèn chua giã nhỏ. Khi nước sôi thì cho tắc vào trụng khoảng 2 - 3 phút, vớt ra cho vào tô nước lạnh cho tắc được giòn.

Chi tiết công thức làm mứt tắc Tết tại nhà.
  • Bước 3: Uớp tắc với đường khoảng 1h đến khi đường tan hết. Sên lửa vừa khi tắc sôi, sau đó vặn nhỏ lửa.Thỉnh thoảng đảo đều tắc để đỡ bị cháy. Sên cho tới khi đường kẹo lại thì vớt tắc ra.
  • Bước 4: Mang mứt tắc cho vào lò sấy khô ở 150 độ trong khoảng 30 - 40 phúthoặc nếu bạn không có lò nướng có thể đem đi phơi chừng 2 – 3 nắng cho mứt tắc thêm dẻo.
Nên bảo quản mứt tắc trong lọ kín, tranh tiếp xúc không khí quá nhiều sẽ làm mứt bị chảy đường.

3. Cách làm mứt gừng

Những ai muốn làm một loại mứt vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe hãy chọn mứt gừng. Gừng the mát, tốt cho hô hấp, thường dùng để uống cùng trà nóng.
Mứt gừng có vị the nhẹ, mềm khi cắn vào. Ăn mứt gừng một lâu sau, bạn vẫn sẽ cảm nhận được sự the mát ở cuống họng và ấm nóng ở bun. Hơn thế, cách làm mứt gừngdưới đây khá đơn giản, thích hợp dành cho những người không có nhiều thời gian.

Cách làm mứt gừng tại nhà:

  • Bước 1: Ngâm gừng củ trong nước khoảng 20 phút để làm mềm vỏ. Sau đó dùng muỗng cạo bỏ phần vỏ đi dễ dàng.
  • Bước 2: Tiếp đến, cắt lát gừng theo chiều dọc của củ để cho ra những miếng gừng mỏng và dài dẹp mắt. Ngâm gừng ngay với nước pha chanh để tránh thâm gừng.

Xem nhiều hơn công thức làm mứt gừng trên Cooky.vn nhé!
  • Bước 3: Chà sát gừng với muối, bóp nhẹ khoảng 5 phút để khử bớt vị nồng. Tiếp đến luộc gừng trong nước pha ít chanh khoảng 3 - 4 lần tùy độ cay của gừng, mỗi lần luộc 10 phút.
  • Bước 4: Ướp gừng với đường cát đến khi đường tan hết rồi đem sên gừng trên lửa nhỏ. Gừng ráo và đừng trắng kết tinh áo một lớp bên ngoài là hoàn thành.

4. Cách làm mứt hạt sen

Mứt hạt sen là một loại mứt thanh tao từ hình dáng, hương vị cho đến ý nghĩa. Hạt sen có mùi thơm nhẹ nhàng, giúp định thần, ngon giấc và phấn chấn tinh thần.
Khi ăn mứt hạt sen, đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được sự giòn nhẹ của lớp đường bị cắn bể. Sau đó là vị bùi bùi và bắt ngây của hạt sen. Mứt hạt sen rất thích hợp cho trẻ em, người già, đãi khách quý và quà tặng ngày Tết.

Cách làm mứt hạt sen trà lài tại nhà:

  • Bước 1: Ngâm hật sen khô trong nước 4 tiếng cho mềm. Đun nước sôi và cho sen vào luộc khoảng 10 phút để hạt sen chín rồi xả với nước lạnh, để ráo nước. Ướp sen với đường 4 tiếng cho thấm ngọt.
  • Bước 2: Tiếp đến, hãm 70gr trà lài với 300ml nước sôi rồi cho nước trà vào ngâm hạt sen trong 2h cho sen thơm lừng mùi trà rồi vớt hạt sen ra.

Xem chi tiết hơn cách làm mứt hạt sen trà lài thơm lừng nhé!
  • Bước 3: Hòa tan 250gr đường và 100ml nước trước rồi bắt lên bếp với lửa nhỏ, đợi đến khi đường sôi hãy cho hạt sen vào sên.  Không dùng đũa khuấy khi đường chưa sôi, vì sẽ làm lại đường mứt sẽ không thành công.
  • Bước 4: Khi đường sôi, để lửa nhỏ nhất rồi cho hạt sen vào sên đảo đều tay khoảng 30 phút là đường bắt đầu khô lại áo đều hạt sen.
Nhớ bảo quản hạt sen trong hủ hoặc túi kín để sen không bị chảy nước và mềm nhé!

5. Cách làm mứt mãng cầu

Mứt mãng cầu (xiêm) được nhiều người "nghiện" bởi mùi thơm lạ lùng và vị chua ngọt vô cùng bắt miệng.
Cách làm vô cùng đơn giản nhưng một khi làm loại mứt này, bạn phải làm thật nhiều vì một khi thưởng thức mứt mãng cầu, bạn rất khó có thể dừng lại. Mứt dẻo mềm từng xớ, chua ngọt tự nhiên, mứt mãng cầu làm ra là dành cho những chị em thích mứt lại sợ nổi mụn đấy.

Cách làm mứt mãng cầu tại nhà:

  • Bước 1: Mãng cầu lựa trái chín mềm, như thế mới có vị ngọt chua đậm đà. Gọt bỏ vỏ, tách lấy phần thịt trái và bỏ hạt. 
  • Bước 2: Trộn thịt mãng cầu vời đường và để 2 tiếng cho tan.
  • Bước 3: Cho mãng cầu vào chảo, sên lửa nhỏ đến khi ráo mịn, hòa quyện vào nhau thành khối và chuyển sang màu vàng nhạt. 
  • Bước 4: Gói mãng cầu trong giấy nilong gói mứt, vặn xoắn 2 đầu để cố định là xong.
Ngoài 5 loại mứt Tết truyền thống trên còn có những loại mứt khác như: mứt cà chua bimứt kiwimứt bí đaomứt cà rốt,... 
Chúc các bạn thành công và có một mùa Tết thật ý nghĩa!
Nguồn: Cooky.vn
Share on Google Plus

About Tee

0 nhận xét:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.